Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Sơ Kết 6 Tháng Đầu Năm 2019 Và Lễ Công Bố Sản Phẩm Độc Quyền Tại Việt Nam Của MaiKao


Ngày 10/8 vừa qua tại Hội trường VITD đã diễn ra “Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 và công bố sản phẩm độc quyền tại Việt Nam” của công ty CP Maikao. Buổi lễ diễn ra với sự có mặt của gần 200 cán bộ công nhân viên của Maikao trong không khí trang trọng nhưng cũng không kém phần vui tươi với các chương trình trao thưởng nhân viên, tập thể suất sắc, công số sản phẩm độc quyền mới sau một năm nghiên cứu. Chương trình được diễn ra thành công cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ kỹ thuật hội trường.




Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:

Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Phụ Nữ Siêu Hạng 4.0 - Doanh nhân - Diễn giả Hoa July và Phạm Thùy Dung

Ngày 28/7 vừa qua tại Hội trường Hà Nội - cơ sở 25t2 Hoàng Đạo Thúy đã diễn ra chương trình Phụ Nữ Siêu Hạng 4.0 của diễn giả - Doanh nhân Hoa July và Phạm Thùy Dung.


Một khóa học vô cùng tâm huyết với sự kết hợp của doanh nhân – diễn giả Phạm Thùy Dung, 1 chủ tịch HĐTV với kinh nghiệm và kiến thức về hôn nhân gia đình được đúc rút từ những người thầy giỏi nhất, cùng với doanh nhân – diễn giả Hoa July, một nữ C.E.O rất thành công và nổi tiếng với hàng trăm ngàn follower ở khắp các mạng xã hội để cùng nhau chia sẻ:
👉Bí quyết của những CEO nữ thành công nhưng đồng thời cũng là người giữ lửa trong hôn nhân trong thời đại 4.0
👉Bí quyết để xây dựng nhân hiệu trở thành người phụ nữ khác biệt. thành công trong cả kinh doanh & cuộc sống gia đình
👉Làm thế nào để sử dụng Internet làm đòn bẩy, xây dựng nhân hiệu thành công👉Bí quyết đơn giản chọn được bạn đời tâm đầu ý hợp
👉Phương thức kỳ diệu để thấu hiểu người bạn đời khiến họ ngày càng yêu bạn hơn theo cách của bạn
👉Công thức làm chủ cảm xúc cảm xúc, thay đổi chất lượng cuộc sống
Và còn nhiều hơn thế nữa ...

Chương trình với sự tham gia của gần 100 khách mời diễn ra thành công rực rỡ cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ kỹ thuật của Hộitrường Hà Nội

Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:


Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969  /  090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com

4 kiểu phong cách quản lý giữ chân người tài của sếp có tầm



Người không có năng lực lãnh đạo thường dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc thường xuyên, năng suất lao động kém và thiếu động lực.

Có nhiều bước để đảm bảo rằng bạn nằm trong kiểu nhà lãnh đạo thứ nhất. Bắt đầu từ hôm nay hãy tìm hiểu và thực hiện cách quản lý có thể truyền cảm hứng để mọi người thực hiện công việc một cách tốt nhất.



1. Phong cách quản lý có tầm nhìn

Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có tầm nhìn vượt trội trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, cấp cao cho công ty và huy động đội ngũ để hướng tới mục tiêu này. Nói cách khác, đây là người cung cấp lộ trình cho công ty và nhân viên là những người sử dụng bản đồ này như một hướng dẫn để mở đường.


Một trong những lợi ích của kiểu quản lý này là nó củng cố thêm niềm tin giữa người lãnh đạo và nhân viên. Các nhà quản lý có tầm nhìn dựa vào nhóm của họ để hoàn thành công việc và do đó, nhân viên có quyền tự chủ hơn đối với vai trò hàng ngày của họ. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt, đặc biệt khi 39% công nhân nói rằng cách quản lý vi mô là điều mà sếp của họ không nên có.Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc quyết định một cách độc đoán. Mặc dù lãnh đạo là người ra quyết định cuối cùng về định hướng của công ty, nhưng tất cả đều được dựa trên những gì tốt đẹp nhất cho cả tổ chức và nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý có tầm nhìn cần phải cởi mở - điều này cho phép họ tiếp thu ý kiến từ nhân viên và thay đổi kịp thời khi cần thiết.

Một lợi ích khác là kiểu quản lý này cực kỳ linh hoạt. Vì nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ chắc chắn rằng có nhiều hơn một cách để đạt được mục tiêu, điều này đảm bảo cho công ty thử nghiệm tất cả các con đường và phương pháp khác nhau.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
  • Trí tuệ cảm xúc cao
  • Linh hoạt khi có chướng ngại vật
  • Cởi mở để phản hồi
  • Khả năng truyền cảm hứng và thúc đẩy nhóm
  • Kỹ năng tư duy chiến lược và dài hạn
  • Một ví dụ về Quản lý có tầm nhìn trong hành động:

Một start-up sắp tung ra sản phẩm mới. CEO ngồi với đội ngũ lãnh đạo và cùng đưa ra một chiến lược cấp cao. Cô tổ chức cuộc họp toàn công ty để chia sẻ tầm nhìn và có cuộc thảo luận xung quanh nó. Sau đó, cô trao quyền cho nhân viên của mình để đưa ra các bước tiếp theo.

CEO đưa ra định hướng và thường xuyên kiểm tra với các trưởng nhóm để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, nhưng không tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

2. Phong cách quản lý dân chủ

Một nhà lãnh đạo dân chủ sẽ tập hợp các quan điểm và phản hồi của nhân viên để đưa ra quyết định. Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Không giống như phong cách quản lý từ trên xuống, nơi các quyết định chỉ được đưa ra bởi đội ngũ lãnh đạo, phong cách quản lý dân chủ tương đối minh bạch, khách quan vì khuyến khích sự tham gia của nhân viên.


Kiểu quản lý này cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo. Họ có cơ hội được tương tác liên tục với nhân viên và thu thập phản hồi để hiểu thêm về tâm tư tình cảm, sự thất vọng và mong muốn cho tương lai của cả công ty.Quản lý dân chủ có lợi vì nó đảm bảo sự liên kết của tổ chức hoặc ít nhất, hiểu được một quyết định chiến lược được đưa ra như thế nào. Điều này rất quan trọng vì nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi các quyết định được đưa ra mà không có sự cống hiến của họ. Phong cách quản lý dân chủ còn hiệu quả bởi nó mang lại tiếng nói cho tất cả mọi người, việc có thể dẫn đến sự đa dạng hơn về ý tưởng.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này gồm:
  • Tính khách quan
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Khả năng tập hợp nhiều ý kiến và quan điểm
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Cởi mở
  • Ví dụ về Quản lý dân chủ trong hành động:

Người lãnh đạo theo hướng dân chủ khi phải quyết định xem nhóm của họ có nên bỏ dự án mà không chắc chắn về kết quả hay không. Thay vì tự mình ra quyết định, anh ta sẽ có các cuộc gặp riêng với mọi người, tạo cuộc khảo sát ẩn danh và thu thập ý kiến bổ sung.

Sau khi tập hợp tất cả các phản hồi, người quản lý sẽ quyết định hủy dự án vì hầu hết mọi người đều cho rằng đó không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả.


3. Phong cách quản lý huấn luyện/cố vấn

Kiểu quản lý này đặt trọng tâm vào sự phát triển chuyên nghiệp của cá nhân các nhân viên. Các nhà lãnh đạo được đầu tư sâu vào nhu cầu của cả nhóm và đảm nhận vai trò cố vấn nhiều hơn so với vai trò truyền thống của ông chủ. Điều này có nghĩa là họ có sẵn sàng chia sẻ lời khuyên, hướng dẫn và luôn tìm kiếm cơ hội để giúp nhân viên của họ phát triển mạnh.

Ví dụ về Phong cách quản lý cố vấn trong thực tế:

Chẳng hạn, khi một nhân viên cho thấy được nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực tiếp thị trong nước. Một nhà lãnh đạo theo kiểu cố vấn sẽ tìm cơ hội cho nhân viên đó làm việc trong các dự án tiếp thị trong nước, khuyến khích anh ta tham dự các sự kiện liên quan và cung cấp nguồn lực giúp phát triển hơn nữa các kỹ năng cần thiết để thành công.

Điều tuyệt vời ở kiểu quản lý này là nó chứng minh cho nhân viên thấy rằng các nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của họ. Nó sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo động lực và khiến họ cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý kiến với người quản lý về bất kỳ vấn đề phát sinh trong công việc. Đây là một giải pháp thay thế tốt để tránh trường hợp nhân viên không tin tưởng lãnh đạo và rời công ty mà không báo trước.

Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
  • Mong muốn giúp nhân viên phát triển
  • Khả năng lắng nghe và phản hồi
  • Biết đồng cảm và kết nối với người khác
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng xây dựng niềm tin và các mối quan hệ có ý nghĩ

4. Phong cách Lãnh Đạo "Trao Quyền Quyết Định"

Nhà lãnh đạo theo kiểu quản lý tự do phóng nhiệm này sẽ không trực tiếp can dự mà khuyến khích nhân viên chủ động trong hầu hết các quyết định, giải quyết các vấn đề và công việc. Khi được thực hiện trong môi trường phù hợp, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng về không gian và quyền tự chủ để làm việc một cách tốt nhất.

Thông thường, các công ty có mô hình tổ chức phẳng, không muốn tuân theo một hệ thống phân cấp cứng nhắc nào là những ứng cử viên tốt nhất cho kiểu quản lý này. Điều đó cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên cực kỳ năng động và có năng lực, thoải mái với sự giám sát tối thiểu từ lãnh đạo.

Các nhà quản lý cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang chế độ giải quyết xung đột bất cứ khi nào nhân viên của họ mất lơ là, mất tập trung.

Lợi ích của phong cách quản lý trao quyền quyết định là nó có thể dẫn đến kích thích sự đổi mới, sáng tạo và năng suất vì không có giới hạn nào đối với cách làm việc hay suy nghĩ của nhân viên. Tương tự như kiểu quản lý có tầm nhìn, tạo tự do cho nhân viên là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
Niềm tin vào các thành viên trong nhóm
  • Khả năng can thiệp ngay khi cần
  • Kỹ năng giải quyết xung đột
  • Thoải mái với việc trao quyền
  • Khéo léo trong việc kiểm tra tiến độ mà không can dự quá nhiều

Suy cho cùng, kiểu quản lý mà bạn đi theo sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đây là vài điều chính bạn có thể tự hỏi để bắt đầu trước khi quyết định:
Phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với thế mạnh hiện có của tôi?
Những thiếu hụt trong cách quản lý của tôi bây giờ, liệu có sự thay thế nào khác để lấp đầy khoảng trống đó không?
Nhu cầu của công ty tôi tại thời điểm này là gì?
Nhân viên của tôi đã thể hiện sự yêu thích đặc biệt nào đối với một kiểu lãnh đạo chưa?

Hãy nhớ rằng bạn không cần gắn bó với một kiểu quản lý duy nhất trong suốt sự nghiệp của mình. Hãy thử và cảm nhận sự phù hợp với bạn, hoặc bạn có thể tạo phong cách lãnh đạo của riêng mình bằng cách kết hợp các thế mạnh của từng loại.








Đừng ngại khám phá và sáng tạo - mục tiêu cuối cùng là làm chủ phong cách quản lý phù hợp nhất và mang lại những điều tốt đẹp cho nhân viên của bạn.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Hè tưng bừng, mừng kiến thức với các Khóa học Lập trình FREE của NIIT - ICT Hà Nội

Tháng 07/2019, NIIT – ICT Hà Nội đã tổ chức triển khai 5 khóa học Lập trình Web cơ bản với HTML, CSS, CSS3 và Javascript…

Các buổi học diễn ra với sự góp mặt của gần 20 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học hàng đầu như: ĐH BKHN, ĐH Kinh tế Quốc Dân, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, HV Kỹ thuật Quân sự, Đại học Khoa học Tự nhiên…

Dạy học lập trình miễn phí NIIT - ICT Hà Nội thu được lợi ích gì?


Chương trình đào tạo lập trình của NIIT – ICT Hà Nội là một chuỗi khóa học về công nghệ Web bao gồm:
  • HTML, HTML5
  • CSS, CSS3
  • JAVASCRIPT, ES6
  • PHP BASIC
  • JAVA CORE

Các chương trình học theo chuỗi đều là Doanh nghiệp hỗ trợ học phí 100% và được trực tiếp chuyên gia công nghệ hướng dẫn từng bước.

Mục tiêu của các lớp dạy lập trình miễn phí là nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nguồn nhân lực lập trình chất lượng cao, truyền lửa đam mê, nuôi dưỡng giấc mơ trở thành Web Developer cho các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng diễn ra với sự tài trợ của các doanh nghiệp phần mềm nhằm ươm mầm các tài năng lập trình, đón ứng viên tiềm năng ngay từ khi họ mới bắt đầu trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

Dưới đây là hình ảnh lớp học với phòng Lab tiêu chuẩn, hiện đại, mang đến điều kiện tốt nhất để các bạn trẻ có thể tập trung vào học lập trình.

Xem thêm một số hình ảnh của các buổi học lập trình tháng 7


Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh của các buổi học Lập trình miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội:

Buổi học Lập trình JS căn bản tháng 7

Bạn sinh viên nữ đang thực hành viết code HTML cho trang web

Nữ sinh yêu thích CNTT, tham gia học tại NIIT – ICT Hà Nội cũng rất nhiều

NIIT – ICT Hà Nội là ai?


NIIT - ICT Hà Nội là đơn vị chuyên cung cấp các chương trình đào tạo công nghệ thông tin, đào tạo Lập trình viên chuẩn Quốc tế, các chương trình đào tạo bản quyền của Viện Công nghệ Thông tin Quốc gia Ấn Độ. Thành lập từ năm 2002, NIIT - ICT Hà Nội có gần 17 năm kinh nghiệm trong Đào tạo Lập trình viên chuẩn Quốc tế

NIIT – ICT Hà Nội Đào tạo theo PP tiên tiến nhất trên thế giới LACC (Learning Architecture based on Collaborative Constructivism).

NIIT - ICT Hà Nội kết nối với các giảng viên, chuyên gia cao cấp với sứ mệnh phù hợp với mong muốn phát triển đội ngũ của họ. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt để các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau. Phát triển bản thân nhân viên cả về kiến thức, kỹ năng để phụ vụ tốt cho công việc hỗ trợ đào tạo.

Thông tin liên hệ:

HỌC VIỆN QUỐC TẾ ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp




Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Quy Trình Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Thành Lập Công Ty


Lễ kỷ niệm thành lập là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời; trưởng thành và phát triển của công ty cùng gắn sự nỗ lực và phấn đấu của cả một tập thể. Chính vì thế, lễ kỷ niệm thành lập công ty là dịp để toàn thể công nhân viên trong công ty tự hào về những thành tích đã đạt được. Lấy nó làm động lực phấn đấu trong tương lai. Với ý nghĩa đặc biệt đó; việc tổ chức thành công lễ kỷ niệm thành lập công ty rất được coi trọng. Đòi hỏi ban tổ chức phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng; xây dựng quy trình tổ chức rõ ràng và khoa học. 

Quy trình tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty trong việc xác định chủ đề



Bước đầu tiên trong quy trình tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty chính là xác định chủ đề chủ đạo cho sự kiện. Điều này sẽ giúp định hướng phong cách thiết kế hội trường; trang phục của khách mời tham dự hay việc lên kịch bản cho chương trình.

Ban tổ chức có thể xem xét các yếu tố như sau để xác định chủ đề và tạo ý tưởng cho sự kiện sắp tới:
Văn hóa công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Thành phần khách mời tham dự
Thời điểm tổ chức
Địa điểm tổ chức…
Xác định thời gian, địa điểm tổ chức


Việc xác định thời gian, địa điểm sẽ giúp phía công ty chủ động trong việc lên kế hoạch trang trí hội trường; xây dựng kịch bản. Hơn nữa, việc báo trước thời gian; địa điểm còn giúp khách mời có thể sắp xếp được thời gian hợp lý; bố trí phương tiện và cách thức di chuyển phù hợp để có thể tham dự sự kiện một cách thuận lợi. Chính vì thế, ban tổ chức cần phải thực hiện công việc này càng sớm càng tốt.
Lên danh sách khách mời



Để có thể lựa chọn được địa điểm phù hợp đảm bảo phục vụ đủ cho một lượng khách mời nhất định. Thì công việc lên danh sách khách mời cần phải được triển khai cùng với khâu xác định địa điểm tổ chức. Đây là nguyên tắc cơ bản trong cách tổ chức sự kiện nói chung và như quy trình tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty nói riêng.

Ban tổ chức sẽ lên danh sách khách mời với sự tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo. Thông thường, khách mời sẽ bao gồm:
Thành phần đại biểu (đối tác hoặc đại diện chính quyền)
Lãnh đạo công ty và toàn thể nhân viên…

Việc lên danh sách khách mời đồng thời phân loại khách mời sẽ giúp lên kịch bản tổ chức sự kiện sẽ dễ dàng hơn.
Quy trình gửi thiệp mời

Sau khi hoàn thành những khâu quan trọng như trên. Ban tổ chức sẽ tiến hành gửi thiệp mời tới các khách mời tham dự. Và công việc này cần được diễn ra sớm với những lý do đã được đề cập.
Lên kịch bản, tổng duyệt cho quy trình tổ chức lễ kỷ niệm


Bước cuối cùng trong cách tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty chính là lên kế hoạch và tổng duyệt. Kịch bản của sự kiện này sẽ bao gồm:
Tiết mục văn nghệ mở đầu
MC giới thiệu thành phần khách mời tham dự buổi lễ
Bài phát biểu của lãnh đạo công ty và lời tuyên bố khai mạc chương trình
Các tiết mục văn nghệ chào mừng
Tiết mục trao thưởng cho các cá nhân có cống hiến cho công ty
Lãnh đạo công ty gửi lời cảm ơn và tri ân tới các khách mời
Các khách mời dự tiệc

Sau khi lên kế hoạch, ban tổ chức cũng cần tổng duyệt để đảm bảo mọi công đoạn đều được tiến hành thuận lợi; và dự trù những tính huống bất ngờ để có hướng xử lý.

Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tổ chức sự kiện tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
Ms Hòa – Quản lý dịch vụ

Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886

Email : Hoitruonghanoi@gmail.com

Hướng Dẫn Tổ Chức Hội Nghị Quy Mô 100 – 300 Khách

Không gian là yếu tố quan trọng
Số lượng khách mời hội nghị là điều tất yếu quý công ty cần xác định ngay từ đầu. Xác định số lượng và đối tượng khách mời sẽ tạo điều kiện lựa chọn phòng hội nghị tốt nhất. Phòng hội nghị cho 100-300 khách phải đảm bảo đủ diện tích di chuyển, khoảng cách lối đi hợp lý, không quá hẹp mà cũng không quá rộng.
Nếu không gian quá chật chội, khách mời sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu. Nhất là khi phải ngồi “bó gối” trong thời gian quá dài. Ngược lại, nếu không gian quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của người nghe. Không đem lại hiệu quả cao cho hội nghị.



Địa điểm tổ chức hội nghị
Bên cạnh số lượng khách mời, địa điểm tổ chức hội nghị cũng là một yếu tố cần lưu ý. Với đối tượng khách mời là trung niên, lớn tuổi địa điểm tổ chức nên là các trung tâm tổ chức sự kiện sang trọng và lịch sự.
Trong khi đó, các không gian ngoài trời thoáng đãng có thể là lựa chọn tốt hơn cho người trẻ tuổi. Những đối tượng càng có chức vụ, tầm quan trọng cao thì địa điểm tổ chức cũng vì thế mà nâng tầm đẳng cấp hơn thành khách sạn 5* hay resort đẳng cấp quốc tế.
Thời gian tổ chức hội nghị
Đối với người trẻ, học sinh sinh viên, thời gian tổ chức hội nghị nên là cuối tuần. Khi mà khách hàng có ngày nghỉ học, nghỉ làm và thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đặt địa điểm trước. Và có những phương án dự phòng trong trường hợp địa điểm đó đã kín chỗ do quá tải cuối tuần.
Một hội nghị quan trọng thì thời gian chuẩn bị có thể kéo dài vài tháng. Điều này đặt ra yêu cầu phòng hội nghị phải đảm bảo trống trong khoảng thời gian đó, không có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình diễn ra hội nghị.

Trang thiết bị phục vụ hội nghị quy mô 100 – 300 khách
Chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng không chỉ dừng lại ở khâu đặt được phòng đúng thời gian. Mà còn ở chu trình lên trang thiết bị cần thiết.
Một số trung tâm tổ chức sự kiện đã có đầy đủ các hạng mục như sân khấu, hệ thống âm thanh – ánh sáng. Nhưng để bảo đảm hội nghị diễn ra suôn sẻ, những hạng mục này cần được kiểm tra chất lượng. Thử nghiệm demo trước khi đưa vào vận hành.
Một số hội nghị có nhu cầu sử dụng có hạng mục đặc biệt như mic di động, mic để bàn, tai nghe, phông chiếu,… thì cũng cần xác định số lượng, chuẩn bị và thi công lắp đặt trước.

Hướng dẫn tổ chức hội nghị với chi phí dự toán
Phòng hội nghị tổ chức trong các trung tâm tổ chức sự kiện hay khách sạn thường có hai cách tính chi phí. Đó là theo đầu người hoặc theo sức chứa của phòng. Thông thường các khách sạn sẽ tính phí trên đầu người, giá sẽ bao gồm giải khát, đồ ăn nhẹ, bữa ăn chính dẫn đến chi phí khá đắt đỏ,… Ở một số địa điểm phổ thông, tùy vào chất lượng phục vụ, hội trường sức chứa từ 100-300 khách sẽ giao động trong khoảng trên dưới vài triệu đồng mức phí dễ thở hơn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Quy trình tổ chức sự kiện

Trước sự kiện

  • Tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
  • Nghiên cứu và phân tích PEST, SWOT, đối thủ cạnh tranh,…
  • Lập kế hoạch.
  • Chuẩn bị tổ chức sự kiện gồm: thời gian, địa điểm, số lượng khách mời,…
  • Dự trù tình huống có thể xảy ra, dự trù kinh phí.
  • Xúc tiến và quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.

Trong sự kiện

  • Tiếp đón khách mời.
  • Tổ chức các chương trình chính của sự kiện.
  • Phục vụ ăn uống trong sự kiện.
  • Tổ chức các hoạt động phụ trợ cho sự kiện.

Sau sự kiện

  • Thúc đẩy quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Phân tích hiệu quả của sự kiện, và thiếu sót trong sự kiện.
  • Quản lý tài chính cho sự kiện.

Cách chọn địa điểm phù hợp

  • Đáp ứng yêu cầu mà kế hoạch đề ra.
  • Phải có sức chứa với số lượng khách mời.
  • Phù hợp với thời gian diễn ra sự kiện.
  • Điều quan trọng là phù hợp với kinh phí của doanh nghiệp.

Những lưu ý góp phần cho sự kiện thành công

  • Thư mời: Phải rõ ràng, đầy đủ thông tin chính của sự kiện để mang lại hiệu quả.
  • Công PCCC: Trong sự kiện không biết chuyện gì có thể xảy ra, việc chuẩn bị trước là cần thiết. Phòng tránh tai nạn rủi ro.
  • Làm việc khoa học: Sắp xếp tất cả công việc một cách khoa học, rõ ràng, để mọi người cùng theo dõi.
  • Quan sát mọi chi tiết từ nhỏ đến lớn để đảm bảo sự kiện diễn ra theo đúng tiến độ.
  • Kết hợp công nghệ: Mang đến sự mới lạ trong sự kiện, không nhàm chán, truyền thống như các sự kiện trước.

Kinh nghiệm thuê phòng đào tạo, phòng hội thảo cho doanh nghiệp

Diện tích phòng:

– Trước khi thuê, bạn phải dự trù tương đối chính xác số lượng người học để chọn thuê phòng học có diện tích tương ứng.

– Đừng chọn thuê phòng học có diện tích bé quá không đủ cho số lượng người học gây nên tình trạng chen chúc sẽ rất mệt mỏi trong suốt quá trình học.

– Cũng đừng chọn thuê phòng học, đào tạo có diện tích lớn quá so với số người học sẽ làm tăng chi phí.

– Lựa chọn phòng có diện tích hợp lý.

Yêu cầu về chiếu sáng trong phòng phòng đào tạo, hội thảo:

– Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đủ, ổn định và đồng đều nhằm phòng ngừa mắt phải điều tiết liên tục dẫn tới mệt mỏi thị giác.

Cách bố trí bàn ghế trong phòng đào tạo, hội thảo:

Tùy vào mục đích của khóa đào tạo, hội thảo mà có cách bố trí bàn ghế khác nhau, phòng có mô hình linh động sẽ tối ưu hơn các phòng bài trí cố định.

– Kiểu lớp học: gồm các dãy bàn cho học viên ở dưới hướng lên trên diễn giả
– Kiểu học nhóm: gồm nhiều bàn nhỏ. Mỗi bàn khoảng 6 học viên cùng trao đổi và thảo luận. Giữa các bàn cần khoảng trống rộng để thuận tiện cho việc di chuyển.

Không gian phòng đào tạo, hội thảo:

– Các phòng đào tạo, hội thảo phải có những trang thiết bị, nội thất cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo như: bảng, bút viết bảng, loa, micrô, máy chiếu, màn chiếu, …

– Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong phòng đào tạo, hội thảo để đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

– Yêu cầu không gian xung quanh phải yên tĩnh nên cần có hệ thống cách âm.

– Phải có hệ thống phòng chống cháy nổ, vệ sinh sạch sẽ.

Các dịch vụ kèm theo khi thuê phòng đào tạo, hội thảo:

Đa số các tổ chức cho thuê phòng đào tạo, hội thảo đều có thể đáp ứng các dịch vụ kèm theo như sau:

+ Dịch vụ cho thuê trang thiết bị như: máy chiếu, màn chiếu,…
+ Dịch vụ in ấn tài liệu
+ Dịch vụ về kỹ thuật để đảm bảo trang thiết bị vận hành trơn tru trong suốt quá trình đào tạo, hội thảo
+ Dịch vụ trông xe
+ Dịch vụ teabreak
+ Ngoài ra có các dịch vụ khác như: lễ tân, hoa tươi,..
Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:


Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969  /  090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com