Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

3 nguyên tắc sống tối giản, vừa giúp tiết kiệm tiền, vừa giảm nỗi lo vật chất


Gần đây, tôi có đọc sách của cô Marie Kondo – một tác giả người Nhật, người khởi xướng và quảng bá chủ nghĩa sống tối giản KonMari. Cuốn sách chủ yếu nói về việc giảm bớt tối đa các đồ đạc không cần thiết trong nhà, và cách dọn dẹp một cách ngăn nắp. Nhiều người bạn xung quanh tôi đang tập làm theo những lời khuyên này, và tôi nghĩ lối sống tối giản rất phù hợp cho các bạn sinh viên: vừa giúp tiết kiệm tiền, vừa giảm những nỗi lo vật chất trong đời sống để bạn thoải mái hơn. 

Bắt đầu "cách mạng" lối sống bằng một "cách mạng" dọn dẹp đồ đạc
Để dọn dẹp đồ đạc một cách hiệu quả, bạn cần biết rõ số lượng đồ của mình, thay vì tiếp tục chất đồ vào ngăn tủ và quên béng chúng. Bước đầu tiên: hãy gỡ hết toàn bộ đồ đạc ra theo từng loại và bắt đầu chọn lọc. 
Tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: trong 6 tháng vừa rồi, mình có sử dụng vật này không? Nếu câu trả lời là Không, hãy mạnh dạn vứt bỏ hoặc đem cho. 
Tôi nghĩ đây là bước khó khăn nhất khi bắt đầu thử chủ nghĩa tối giản. Thế nhưng, "thuốc đắng dã tật" – tư tưởng của bạn sẽ được giải phóng sau quá trình này.
Cân nhắc kĩ trước khi mua bất kì món đồ nào
Tôi thi thoảng mắc bệnh tiêu xài tùy ý thích, nhất là khi vừa có lương tháng mới. Nhưng tôi nhận ra rằng, những thứ tôi thích không hẳn là những thứ tôi cần. Những món đồ tưởng chừng như "không thể thiếu được" hoàn toàn có thể được thay thế dễ dàng. 
Ví dụ, vì sao phải mua thêm một chiếc bàn chải chuyên để đánh giày khi bạn có thể tận dụng chiếc bàn chải đánh răng cũ? Tương tự, bạn hoàn toàn có thể có một căn phòng thơm tho, gọn gàng, ngăn nắp mà không nhất thiết phải dùng nước hoa hay bình khử mùi đắt tiền, mà đơn giản chỉ là dùng một túi cà phê, túi trà khô để khử mùi trong phòng hay muối nở cũng là một trong những cách khử mùi tủ lạnh. 
Một cách hiệu quả để không "tiêu hoang" đó là lên danh sách những thứ cần mua trước khi bước vào cửa hàng, mua đúng các món đó và đi ra. Bên cạnh đó, trước khi quyết định mở ví, hãy suy nghĩ về món đồ đó trong 3 ngày để xác định chắc chắn mức độ cần thiết của nó.


Tối giản là một phương châm sống, không chỉ giới hạn ở sở hữu đồ đạc
Tôi nghĩ rằng lối sống tối giản không chỉ đơn thuần là vứt hết đồ đạc đi. Ở một góc nhìn tổng quát hơn, sống tối giản là sống tự lập – khi có việc tự giải quyết được thì bạn có thể tự làm, không phải nhờ cậy ai, và dành thời gian rảnh cho những việc mình thực sự yêu thích. Nếu biết tự nấu ăn và đam mê học nấu ăn, bạn sẽ ít đi ăn tiệm hơn nhiều, ngoài ra còn có thể trổ tài nội trợ mời gia đình và bạn bè. Tự xắn tay áo dọn dẹp nhà cửa, sửa chữa đồ đạc trong nhà cũng khiến bạn cảm thấy hứng khởi và tự tin hơn vào bản thân. 
Trong thời buổi hiện đại ngày nay, tất cả thông tin bạn cần đều có thể tìm thấy trên Internet, ví dụ, bạn có thể học nấu ăn tại một số blog trên mạng hay bí kíp chăm sóc nhà cửa...
Hoàn toàn thay đổi cuộc sống theo phong cách tối giản KonMari thực sự là một cuộc "cách mạng" lớn về vật chất bạn sở hữu. Thế nhưng, đối với tôi, sống tối giản bắt đầu ngay từ bên trong bạn – cách bạn tư duy, suy nghĩ về vạn vật quanh mình.  
 st

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Quản lý đám đông trong tổ chức sự kiện

Quản lý đám đông về cơ bản liên quan đến những hoạt động hoạch định sự kiện, chúng ta cố gắng chuẩn bị thật tốt để người tham dự thấy họ được chào đón tại sự kiện mà không có cảm giác quá đông, nguy hiểm hay không thoải mái. Quản lý đám đông là tất cả những thứ bạn có thể nghĩ tới để tạo bầu không khí đó, vì vậy công tác phải được lên kế hoạch một cách cẩn thận và an toàn. Hôm nay, chung ta cùng thảo luận tất cả những điều cần thiết về việc quản lý đám đông và cách để giải quyết những khó khăn trong sự kiện sắp tới.


Lên giới hạn sức chứa tổng thể cho sự kiện
Bạn có thể chuẩn bị kế hoạch quản lý đám đông trước khi sự kiện diễn ra, nhưng trong ngày hôm đó bạn cũng có thể sẽ vận dụng sự sáng tạo tại chỗ của mình, để đảm bảo không có quá nhiều người tại những khu vực chật hẹp. Tùy thuộc vào mỗi sự kiện mà bạn xác định được số người tham gia như thế nào cho vừa phải, ví dụ trong một tiệc buffet thì thường khoảng 2 người trên 1 mét vuông, nhưng với trường hợp khán giả ở khu vực rào chắn trước sân khấu thì nhiều nhất khoảng 6 – 7 người trên 1 mét vuông. Bởi thế, quản lý đám đông thường liên quan đến thiết kế bố cục sân khấu. Bạn bố trí được rất nhiều người gần sân khấu, và một số lượng ít hơn ở những khu vực phía xa, khi bạn cộng hết con số này nó sẽ là sức chứa tổng thể của địa điểm tổ chức sự kiện.


Biện pháp an toàn để quản lý đám đông
Sau khi có sức chứa tổng thể, câu hỏi thứ 2 là: Làm thế nào thể đưa được toàn bộ đám đông di tản ra ngoài trong một thời gian hợp lý? Nhưng sẽ xuất hiện thêm 1 câu hỏi nữa là: Thế nào là thời gian hợp lý (khi có sự cố xảy ra)? Bạn phải thiết kế được thời gian để người tham dự có thể sơ tán toàn bộ, và cũng cần có khoảng trống cho các dịch vụ khẩn cấp để mọi người có thể phản ứng khi sự cố xảy ra.
Thử tưởng tượng bạn có thể quản lý tốt đám đông cả 10 nghìn người. Khi có sự cố xảy ra, bạn sẽ không muốn các khán giả chen lấn hay va chạm với nhau. Bạn phải suy nghĩ vẽ một layout tốt. Nếu có 1 thiết kế tốt rồi, hãy nghĩ đến các thông tin bạn cần biết về đám đông, cũng nghĩ cách di tản họ ra ngoài an toàn khi có sự cố, quan trọng nhất vẫn là phải điều khiển họ di chuyển theo đúng cách bạn đã lên kế hoạch. Điều này có nghĩa là kế hoạch phải bao gồm tất cả những điều giúp tạo ra một bố cục tốt cho địa điểm tổ chức sự kiện, bao gồm cả việc đưa thông tin tới khách mời.
Để ưu tiên cho việc đến tham gia sự kiện, khán giả sẽ có chuẩn bị về chuyện họ đến đó như thế nào. Vậy nên bạn cần biết thông tin về các phương tiện họ sử dụng. Và từ đó cũng sẽ có cơ sở để tính toán số bàn phục vụ ăn uống, các khu khẩn cấp, lối thoát hiểm… Nhà tổ chức sự kiện cần rất nhiều thông tin khác thay vì chỉ quan tâm đến “Chương trình này bắt đầu lúc 18h, và mọi người sẽ được nghe gì khi đến tham dự…” Bạn phải có kế hoạch để sắp xếp các thông tin về an toàn, xem cần công bố đến mức nào cho người tham dự, công bố ở đâu và như thế nào để họ nhớ được khi cần thiết.
Mọi người đến tham dự sự kiện họ không hứng thú với các loại thông tin như thế này, họ chỉ muốn biết họ sẽ nhận được gì trong chương trình. Đó là lý do vào những ngày diễn ra chương trình, bạn sẽ cần hiển thị những thông tin đó (như lối ra vào, lối thoát hiểm, an ninh, y tế…) thật rõ ràng bằng những bảng biểu và đặt ở những nơi phục vụ hoặc lối ra.

Hãy hiểu chúng ta luôn chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với một đám đông khổng lồ đang tiến tới, ở lại, rời đi sau sự kiện và cả những sự cố bất ngờ. Đó là một quá trình nhiều thử thách! Nếu tất cả mọi kế hoạch đều tốt, vấn đề cuối cùng là bạn cần biết cách kết nối giữa các bên liên quan như đơn vị tài trợ, công ty tổ chức sự kiện, các cơ quan chức năng… từ trước khi sự kiện diễn ra để tạo một kế hoạch phù hợp.
Không thể nói sự kiện “từ 200” hay “từ 1.000” người mới cần đến kế hoạch quản lý đám đông, bởi vì công tác này là sự thống nhất giữa số lượng người tới tham gia sự kiện và loại hình hoạt động của sự kiện bạn sẽ tổ chức. Thực tế luôn có một số sự kiện rủi ro hơn những cái khác. Khi thống nhất được các yếu tố này, bạn sẽ hiểu kế hoạch quản lý đám đông luôn cần thiết không kể là sự kiện lớn hay nhỏ.
Mọi thông tin chi tiết thuê hội trường tổ chức sự kiện quý khách vui lòng liên hệ :

Ms. Phương   -  Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886