Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Hình mẫu của kẻ thất bại: "Sống chậm giả tạo", ưa than vãn, không chịu phát triển kỹ năng ngoài 8 tiếng làm chính

Sống chậm là tốt nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy

Chúng ta thường hay chia sẻ về lối sống vội cho rằng sống quá nhanh sẽ lấy mất đi của ta rất nhiều thứ. Trước giờ tôi cũng không đồng tình với lối sống nhanh, bởi nó thiếu khoa học quá. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn giữa việc cân bằng thời gian với việc bạn bắt đầu dần trở nên lười biếng. 

Để thấy cuộc sống không trôi quá nhanh và vội vàng, ta khuyến khích nhau sống chậm lại. Điều này là cần thiết nhưng không lạm dụng quá. Vì nếu một ngày bạn cho phép bản thân lững thững bước đi giữa dòng người đang nỗ lực từng cen -ti-met trên hành trình cố gắng, bạn sẽ nhận ra bản thân mình sẽ bị bỏ lại rất xa. Sống chậm là tốt nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy.
Hương – một bạn trẻ có lần chia sẻ với tôi: Bây giờ em chỉ ước được về quê nuôi cá và trồng thêm rau, sống cuộc sống có cây xanh, ao vườn có  gió trời trong trẻo của miền quê Bắc Bộ. Hương nói em quá mệt mỏi với cuộc sống thành thị này. Guồng bon chen và những toan tính vội vã không phù hợp với em. Hương còn trẻ lắm, cô ấy mới 25 tuổi nhưng sớm có suy nghĩ về vườn rồi.
Tâm lý tìm về "chốn yên bình" hiện có ở nhiều người đang ngày ngày sinh sống tại thành phố để mưu sinh kiếm sống. Cuộc sống mệt mỏi là đúng rồi, cuộc sống nơi phồn hoa kiếm miếng cơm càng mệt mỏi hơn. Nhưng dừng lại hay trốn tránh không phải là cách khôn ngoan nhất. 
Tất cả những ai trốn tránh hiện thực, từ chối đưa bản thân phải nỗ lực và trực tiếp đi vào các thử thách mà chọn cách "sống chậm giả tạo" đều là hình mẫu của kẻ thất bại. Là bạn đang rất  lười biếng, sống thiếu trách nhiệm với cuộc đời của mình. 
Nếu nghĩ cuộc sống là ganh đua bạn sẽ rất mệt mỏi nhưng nếu bạn nghĩ cuộc sống là hành trình để bạn trở thành phiên bản tốt nhất thì mọi nỗ lực công sức bỏ ra sẽ là động lực. Càng trẻ, càng phải cố gắng, phải luôn để bản thân trong tâm thế hướng về phía trước, chỉ có tiến lên mới là cách sống thực thụ.

Bạn đã tối ưu hóa 8 tiếng đi làm của mình chưa?

Mỗi người đều có 24 giờ/ngày và một cơ thể cùng chiếc đồng hồ sinh học tạo hóa ban tặng. Mọi thứ rất công bằng, ai cũng đi làm 8 tiếng như nhau nhưng có một số người kêu than một số người khác lại tranh thủ được làm việc nhiều hơn trong 8 tiếng đó. Họ đâu phải siêu nhân. Xét về nguồn lực con người họ giống bạn chỉ khác nhau ở chỗ họ có mục tiêu rõ ràng và nền tảng kỷ luật đanh thép. Họ có tham vọng và tìm mọi cách để bản thân tốt hơn mỗi ngày.
Còn bạn 8 tiếng đi làm bạn dành bao nhiêu thời gian cho giải quyết công việc, phát triển chuyên môn. Bạn dành nhiều hay rất ít thời gian lướt facebook, xem video trên watch? Tất cả những việc đó có thực sự phục vụ cho công việc hiện tại?
Nên nhớ 8 tiếng ở công ty bạn được trả lương để làm việc, tập trung cho công việc chứ không phải để giết thời giờ. Theo quan sát của tôi hầu hết những ai than mệt và chán nản đều do không thực sự nghiêm túc trong khoảng thời gian tám tiếng đó. Họ sa đà vào hàng nghìn dòng tin nhạt nhẽo, chính những thứ vô bổ ấy khiến họ trì trệ, kéo họ ngày một đi xuống.
Mẹ tôi ngày xưa làm kế toán trưởng cho một doanh nghiệp nhà nước nên rất bận, vào những khoảng thời gian phải quyết toán thuế bà còn mang cả tập giấy tờ dày cộm về nhà làm, ngoài ra bà còn mang cả sách tài chính về đọc, cuối tuần lên Thư viện Quốc gia đọc tạp chí kinh tế, chính sách về thuế. Gần như mẹ tôi không có thời gian rảnh vì bà vừa đi làm vừa chu toàn cả việc cơm nước. 
Chưa khi nào tôi thấy bà kêu mệt hay than chán nản công việc. Tôi phục bà sát đất vì lúc đó bản thân cũng đang là sinh viên thực tập ở một công ty nọ, thanh niên sức dài vai rộng đã cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi lắm rồi. Nhìn cách làm việc của mẹ tôi mới hiểu: Chính mục tiêu, sự tập trung và nghiêm túc trong công việc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả chứ không nhất thiết thể chất của bạn phải khỏe mạnh đến mức nào.

Đừng cho bản thân có quyền nghỉ ngơi trong khi bản thân chưa thực sự chăm chỉ

Nếu bạn dừng lại và ngừng cố gắng nghĩa là bạn đang thụt lùi. Chẳng có gì tự hào về điều này cả. Đừng nghĩ những người giàu có và tài giỏi thì họ nhàn hạ. Những người ưu tú hơn bạn vẫn cố gắng hơn bạn đó, họ làm việc nuôi dưỡng đầu óc họ hàng ngày. Phần đa những người thành công họ đã nỗ lực rất nhiều và dù có giàu có đến mức độ nào đi nữa họ vẫn không ngừng làm việc vì chỉ có hành động như vậy mới giúp họ giữ dược thành tựu và tạo ra nhiều giá trị hơn.
Nước Mỹ có rất nhiều tỷ phú nơi mà người dân chăm chỉ lao động dù đã kiếm đủ tiền để sống sung túc cuối đời. Người Mỹ đi du lịch vẫn đem theo công việc, hoặc thậm chí không đi du lịch nhiều năm liền nếu họ đang xây dựng sự nghiệp.
Đây là cách những người Mỹ đầu tiên làm việc khi khám phá ra châu lục rộng lớn này. Suy nghĩ đầu tiên của họ không phải là "Uống tí trà nào" mà là "Hãy làm việc thôi". Với họ luôn có rất nhiều việc quan trọng phải làm: Các thành phố cần được dựng lên, phía Tây cần được mở rộng... Hồi đó không có thời gian để dông dài và cho tới bây giờ người Mỹ vẫn nghĩ như vậy. Họ làm việc nhiều giờ hơn người dân của bất kỳ nền văn hóa nào khác.
Người Mỹ dành sự trân trọng đặc biệt cho những ai yêu lao động và nỗ lực tìm cách biến các doanh nhân xuất sắc ngày một nổi tiếng. Ở Mỹ Donald Trump và Bill Gates thực sự là những ngôi sao. Stephen R.Covey, Jack Welch và Lee Iacocca là những tác giả ăn khách bậc nhất. Thay vì Bonjour Paresse (Lười biếng ơi, xin chào), những cuốn sách bán chạy nhất tại xứ sở cờ hoa là The Seven Habits of Highly Effective People (Bảy thói quen của người thành đạt) và Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại). Những ông chủ tỉ phú của các đội bóng, như George Steinbrenner và Mark Cuban, cũng được đưa tin thường xuyên như các vận động viên của họ.
Không riêng gì người Mỹ mà với những người thành đạt, làm việc giúp họ cảm thấy mình là người quan trọng, hay mình đã đạt được mục đích; công việc có thể khiến họ cảm thấy như thể đó là tất cả những gì họ có; nếu mất đi công việc thì họ chẳng còn gì cả.
Thế giới này quả thực rất nhiều người vừa giỏi lại còn chăm chỉ hơn chúng ta nữa. Nếu bạn đang mưu cầu cuộc sống hạnh phúc thì lười biếng là chính là lựa chọn tệ nhất, tiếp tục kéo dài sự trì trệ và chán nản cuộc sống của bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả. Đừng cho phép bản thân nghỉ ngơi nếu bạn chưa thực sự chăm chỉ!

Mikedu S Tổ Chức Khóa Đào Tạo “Thấu Hiểu Bản Thân, Xây Dựng Đội Nhóm Thành Công” Tại Hội Trường 29t2 Hoàng Đạo Thúy

Ngày 19/10 vừa qua tại Hội trường 29t2 Hoàng Đạo Thúy đã diễn ra chương trình đào tạo ” DISC – Thấu hiểu bản thân, xây dựng đội nhóm thành công” của Mikedu S tổ chức với sự có mặt của gần 50 học viên . Chương trình được Chuyên gia đào tạo Lê Minh Tuấn – Nhà Huấn luyện và đào tạo #DISC số 1 Việt Nam trực tiếp đào tạo nhằm giúp các học viên nâng cao được giá trị bản thân, nâng cao khả năng xây dựng đội nhóm thành công

cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội
Hội trường tổ chức khóa đào tạo của MIKEDU S
cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội
Các học viên trong chương trình đào tạo
cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội
Khóa đào tạo được chuyên gia đào tạo Lê Minh Tuấn trực tiếp giảng dạy
Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

5 lợi ích tuyệt vời khi lắng nghe nhân viên

Có thêm nhiều ý kiến hoặc giải pháp
Trưởng phòng Nhân sự Công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink chia sẻ, các ý kiến của nhân viên sẽ là “nguồn chất xám” quý giá nếu như người đứng ở cương vị quản lý biết tận dụng. Lắng nghe nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định thiết thực, hợp lý, khách quan.
Đồng thời, khi được lắng nghe và tôn trọng ý kiến, nhân viên thường có xu hướng ủng hộ quyết định cuối cùng của cấp trên dù không đồng nhất với ý kiến ban đầu của họ. Nếu không biết lắng nghe, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý kiến hay và dễ dẫn đến việc đưa ra quyết định cực đoan.

Kích thích nhân viên sáng tạo
Một trong những đòn bẩy kích thích sự sáng tạo của mỗi nhân viên đó là hãy lắng nghe họ. Có thể các ý kiến đó giống như những mảnh ghép chưa hoàn chỉnh nhưng nó sẽ giúp cho công việc được tốt hơn nhờ sự sáng tạo.
Khi được cấp trên lắng nghe ý kiến, nhân viên sẽ thấy mình được tôn trọng hơn và thấy vai trò của mình phần nào quan trọng trong mắt sếp. Điều này chính là yếu tố giúp họ nỗ lực hơn rất nhiều để có những ý kiến hay, ý tưởng có giá trị. Họ cũng thoải mái thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân hơn, thậm chí thúc đẩy sự sáng tạo mà ngay cả họ cũng không thể ngờ tới.
Được làm việc trong môi trường có cấp trên lắng nghe khuyến khích nhân viên cởi mở, năng động, chủ động và sẵn sàng đóng góp ý kiến. Nhân viên sẽ không bị rơi vào tình cảnh gò bó, tâm lý sợ hãi, chỉ muốn yên ổn… về lâu dài làm kìm hãm sự phát triển của họ cũng như công việc chung.
Nhân viên yêu công việc hơn
Nhân viên sẽ cảm thấy yêu công việc hơn khi được sếp lắng nghe bởi vì họ hiểu rằng văn hóa làm việc của công ty rất tốt. Việc được sếp hỏi ý kiến chính là “mẹo” đánh vào tâm lý muốn được lắng nghe và quan tâm của mỗi cá nhân. Các vấn đề được giải quyết thấu đáo và thỏa đáng hơn. Hạn chế các khúc mắc bị tồn đọng lại dài ngày gây tâm lý ức chế, bất mãn ở mỗi nhân viên. Lắng nghe cũng chính là cách truyền động lực cho nhân viên hiệu quả.
Gắn kết với nhau hơn
Khi tất cả nhân viên được làm việc với vị sếp biết lắng nghe, họ sẽ cảm nhận được sự kết nối mật thiết với nhau hơn. Nhân viên có xu hướng biết lắng nghe và tôn trọng nhau hơn vì ảnh hưởng từ văn hóa làm việc cũng như ứng xử từ sếp của mình. Điều này sẽ tạo nên một tập thể gần gũi, đoàn kết và sẵn sàng trợ giúp nhau, nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể.
Rút ngắn khoảng cách giữa sếp với nhân viên
Khi làm việc với cấp trên biết lắng nghe, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy gần gũi và sẵn sàng chia sẻ các ý kiến của mình. Điều này rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và sếp rất hiệu quả. Hai bên có nhiều cơ hội đối thoại trực tiếp (hoặc gián tiếp bằng nhiều cách khác nhau) để hiểu nhau hơn về các vấn đề cả công việc và tâm tư, nguyện vọng của nhau.
Sếp có thể thay đổi cách thức quản lý hoặc cải thiện những điều chưa tốt để trở nên hoàn thiện, thực tế phù hợp với đặc thù công việc. Quan trọng hơn nữa, cấp trên sẽ hiểu rõ mỗi cá nhân về cả năng lực và phẩm chất qua các ý kiến đó để có hướng điều chỉnh, đối xử phù hợp về lâu dài.
Lắng nghe là nghệ thuật ứng xử không chỉ trong cuộc sống mà cả công việc. Lắng nghe mang lại các lợi ích lớn cho cả nhân viên và quản lý, hạn chế xung đột nội bộ, thúc đẩy sáng tạo, tăng tình yêu với công việc, phát huy hết năng lực của nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc.
Một người quản lý giỏi sẽ biết cách lắng nghe nhân viên của mình từ mọi khía cạnh. Quan trọng nhất, ở vị trí sếp, bạn nên lắng nghe bằng tất cả sự chân thành, cởi mở, tôn trọng và mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất cho công việc chung và cả mỗi nhân viên của mình.

“Tôi Là Đại Sứ Truyền Cảm Hứng” – Khóa Đào Tạo Chuyên Sâu 5 Ngày Của PNJ Tổ Chức Tại Hội Trường Hà Nội

Từ ngày 30/9 đến ngày 4/10 vừa qua tại Hội trường Hà Nội – Cơ sở Hội trường 300 chỗ VG đã diễn ra khóa đào tạo chuyên sâu 5 ngày “Tôi là đại sứ truyền cảm hứng” của PNJ tổ chức dành cho toàn bộ nhân viên các tỉnh phía Bắc.

cho thuê hội trường đào tạo
Khóa đào tạo nhân viên của PNJ tại Hội trường Hà Nội
Khóa đào tạo với sự tham gia của hơn 100 học viên thuộc đội ngũ bán hàng, quản lý cửa hàng của PNJ ở khắp các tỉnh phía Bắc, với mục tiêu “là đại sứ truyền cảm hứng” các học viên đã trải qua đủ cảm xúc từ vui có, buồn có, hạnh phúc có, hăng hái có, băn khoăn có. Sau khóa học 5 ngày, các học viên được trang bị đầy đủ các kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng như các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, làm việc nhóm….
cho thuê hội trường đào tạo
Khóa đào tạo với đầy đủ cảm xúc hỉ nộ ái ố
cho thuê hội trường đào tạo
Các ” đại sứ truyền cảm hứng ” trong 5 ngày
cho thuê hội trường đào tạo
Vỡ òa cảm xúc trong khóa đào tạo tại Hội trường Hà Nội
Khóa đào tạo “Tôi là đại sứ truyền cảm hứng” của PNJ là chuỗi chương trình đào tạo cho nhân viên của PNJ trên cả nước với mục đích xây dựng nếp văn hóa Mái Nhà Chung PNJ mà ở đó mỗi thành viên trong gia đình PNJ đều sống có nghĩa tình, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, được khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và quản lý thông qua các lớp đào tạo bên trong và bên ngoài tất cả đưa PNJ theo một lộ trình mới ngày càng phát triển vươn xa và vững mạnh hơn
cho thuê hội trường đào tạo
Chúc PNJ ngày càng phát triển, vươn xa và vững mạnh hơn
Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường đào tạo tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com